Phát hiện, tố giác và đấu tranh trong phòng, chống mại dâm

Thứ năm - 01/12/2022 08:16
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
              Tệ nạn mại dâm không chỉ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của bản thân các cá nhân thực hiện hành vi mua dâm, bán dâm mà đồng thời còn có tác động tiêu cực đến sức khỏe, giống nòi, đời sống, văn hóa dân tộc, trật tự và an toàn xã hội của cả một quốc gia.
Nhận thức được những hậu quả và hệ lụy mà tệ nạn mại dâm gây ra, khoản 1, khoản 2 Điều 21 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH11 ban hành ngày 17 tháng 03 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phát hiện, tố giác và đấu tranh trong phòng, chống mại dâm như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến hoạt động mại dâm tại Điều 4 của Pháp lệnh này phải thông báo hoặc tố giác kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh thì các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm các hành vi: mua dâm; bán dâm; chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; cưỡng bức bán dâm; môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được thông tin, tố giác phải kịp thời xem xét, xử lý và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khi có yêu cầu.
Ngoài ra, để nhằm đảm an toàn về tài sản, sức khỏe và tính mạng đối với người phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống mại dâm thì tại khoản 2 Điều 21 Pháp lệnh và Điều 13 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm quy định về chế độ, chính sách đền bù, trợ cấp đối với người tham gia phòng, chống mại dâm bị thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng như sau:
- Người phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống mại dâm nếu bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù giá trị tài sản bị thiệt hại.
- Người phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống mại dâm nếu bị thương, bị suy giảm khả năng lao động thì được trợ cấp chi phí y tế, trợ cấp mất khả năng lao động theo mức độ suy giảm sức lao động nhưng tối đa không vượt quá 20.000.000 đồng.
- Người phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống mại dâm nếu bị chết thì gia đình hoặc người đại diện hợp pháp được nhận trợ cấp một lần bằng tiền, mức trợ cấp bao gồm các chi phí thực tế nhưng tối đa không quá 50.000.000 đồng.
- Cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm nếu bị thương thì được hưởng chính sách, chế độ tương tự như đối với thương binh; nếu hy sinh thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ theo quy định của pháp luật.
Trong những năm qua, dưới sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của chính quyền các cấp, các ngành cùng với sự chung tay, góp sức của từng cá nhân, từng gia đình trong việc phát hiện ra các hoạt động mại dâm, tội phạm mại dâm mà công tác đấu tranh phòng, chống mại dâm dần đạt được những kết quả khả quan, hiệu quả./.
 
                                                                           Ngọc Giàu

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập60
  • Hôm nay275
  • Tháng hiện tại69,982
  • Tổng lượt truy cập4,016,765
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây