Trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc

Thứ sáu - 29/03/2024 14:22
Ảnh: Nguồn internet
Ảnh: Nguồn internet
Điều 45 Hiến pháp nước ta đã khẳng định bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân; công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật và tại Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ khi có lý lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định và có trình độ văn hóa phù hợp.
Điều 4 và Điều 12 Luật Thanh niên quy định thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thanh niên có trách nhiệm phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu; đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Nhà nước nghiêm cấm hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự; gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc và tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, hàng năm, sau mỗi độ đón tết, vui xuân, lớp lớp thanh niên cả nước hăng hái lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, vẫn còn một số trường hợp thanh niên cố tình trốn tránh, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đối với người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 7 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng; phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định; c hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ còn lại sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Điều 332 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định người phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt cải tạo không giam giđến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến đến 05 năm.
Với vai trò xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; ngày nay, thanh niên nước ta cần phải tiếp tục thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của mình trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Anh Tuyết

     
 






         
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập111
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm108
  • Hôm nay1,506
  • Tháng hiện tại68,108
  • Tổng lượt truy cập4,014,891
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây