Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật

Thứ tư - 26/04/2023 22:15 1.921 0
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
         Trong những năm qua, người dân ngày càng quan tâm đến quyền tiếp cận thông tin trong các lĩnh vực của đời sống, nhất là các lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân, đồng thời, tích cực chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật để thực hiện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
         Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người dân chưa có ý thức chủ động tìm hiểu pháp luật để nâng cao hiểu biết pháp luật, kỹ năng sử dụng pháp luật nhằm thực hiện đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như thực hiện tốt các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; việc chủ động trang bị kiến thức pháp luật cho bản thân mình trước khi tham gia vào các quan hệ xã hội chưa được chú trọng. Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định: "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng  Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ". 
          Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng đặc biệt, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, yêu cầu tăng cường vai trò của pháp luật là một tất yếu khách quan. 
           Nếu như người dân hiểu biết pháp luật và tôn trọng pháp luật thì sẽ tránh được các hành vi vi phạm pháp luật. Hiểu biết pháp luật giúp mỗi người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Hiểu biết và nắm chắc pháp luật cũng giúp người dân có nhiều cơ hội giám sát hoạt động của cơ quan chính quyền và giám sát xã hội.
           Điều 46 Hiến pháp năm 2013 quy định:"Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng".  
           Vì vậy, người dân cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật để hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật, tạo thái độ pháp lý chủ động, tích cực của mỗi người, thông qua đó hình thành hành vi hợp pháp và thói quen xử sự hợp pháp, xây dựng lối sống theo pháp luật trong xã hội.
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội./.
Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay4,377
  • Tháng hiện tại18,860
  • Tổng lượt truy cập3,359,836
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây