Tổ chức, cá nhân chăn nuôi được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi

Thứ năm - 04/05/2023 03:22 296 0
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

          Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
         Năm 2022, ngành chăn nuôi ở nước ta đã đạt một số kết quả khả quan. Đàn lợn, gia súc, gia cầm phát triển tốt. Sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,05 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tiếp tục hướng đến xuất khẩu.
         Luật Chăn nuôi quy định tổ chức, cá nhân chăn nuôi được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi; được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi; quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định; thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
         Nhà nước nghiêm cấm các hành vi sau trong chăn nuôi:
- Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
- Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
- Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
- Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
- Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
- Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
- Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
- Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
- Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
- Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
- Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp./.
Anh Tuyết
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm77
  • Hôm nay4,252
  • Tháng hiện tại18,735
  • Tổng lượt truy cập3,359,711
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây