Câu hỏi cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật tháng 6 năm 2021

Thứ năm - 20/05/2021 16:22
Nguồn ảnh từ internet
Nguồn ảnh từ internet
Câu 1 (Chọn đáp án đúng). Các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá là do xuất phát từ quyền nào?
a. Quyền tự quyết.
b. Quyền bình đẳng.
c. Quyền tự do.
d. Các quyền trên.
e. Không có các quyền nào nêu trên.
Câu 2 (Chọn đáp án đúng). Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1252/QĐ-TTg) đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu gì để tăng cường thực thi hiệu quả Công ước?
a. Tiếp tục nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện Công ước ICCPR.
b. Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về quyền dân sự và chính trị.
c. Tiếp tục thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và đào tạo.
d. Các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu các điều ước quốc tế có liên quan và thực hiện các nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo quy định của Công ước ICCPR và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc.
e. Các nhiệm vụ và giải pháp trên.
Câu 3 (Chọn đáp án đúng). Cơ quan chủ trì, có nhiệm vụ tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc (được phê duyệt tại Quyết định số 1252/QĐ-TTg) trên phạm vi cả nước là:
a. Bộ Nội vụ.
b. Bộ Tư pháp.
c. Văn phòng Chính phủ.
d. Các cơ quan trên.
e. Không có cơ quan nào nêu trên.
Câu 4 (Chọn đáp án đúng). Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về quyền dân sự và chính trị, Quyết định số 1252/QĐ-TTg đưa ra nhiệm vụ và giải pháp ban hành và thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động quốc gia là để:
a. Xóa bỏ định kiến, phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
b. Xóa bỏ định kiến, phân biệt đối xử đối với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
c. Các mục đích trên.
d. Không có mục đích nào nêu trên.
Câu 5 (Chọn đáp án đúng). Quyết định số 1252/QĐ-TTg  đưa ra bao nhiêu nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tiếp tục thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị thông qua hoạt động tuyên truyn, ph biến, giáo dục và đào tạo?
          a. 2.
          b. 3.
          c. 4.
          d. 5.
Câu 6. Pháp luật quy định như thế nào về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân? Pháp luật quy định như thế nào về quyền bình đẳng trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội? Tiếp xúc cử tri có phải là trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội đối với nhân dân không? Trưng cầu ý dân là gì? Người nào có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân? Các vấn đề nào Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân? Các trường hợp nào tổ chức trưng cầu ý dân?
Câu 7. Những nội dung nào nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp? Những nội dung nào nhân dân bàn, biểu quyết và giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn, biểu quyết? Những nội dung nào nhân dân tham gia ý kiến? Trách nhiệm của chính quyền cấp xã về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến như thế nào?  Những nội dung nào nhân dân giám sát, hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân? Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của nhân dân như thế nào?
Câu 8. Việc tiết lộ thông tin cá nhân của người khác có bị pháp luật nghiêm cấm không? Hành vi tiết lộ cho người khác biết việc một người bị nhiễm HIV có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? Các thông tin của người tiêu dùng được pháp luật bảo vệ như thế nào; tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý ra sao? Trách nhiệm của cơ quan báo chí khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến được quy định như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí?
Tài liệu tham khảo:
- Hiến pháp 2013;
- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị;
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019;
- Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020;
- Luật Trưng cầu ý dân năm 2015;
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Luật Phòng, chống HIV/AIDS;
- Luật Báo chí năm 2016;
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;   
- Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007;
- Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
- Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc;
- Các văn bản khác có liên quan.
(Nguồn tham khảo: https://pbgdpl.tayninh.gov.vn).

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm42
  • Hôm nay496
  • Tháng hiện tại70,203
  • Tổng lượt truy cập4,016,986
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây