Câu hỏi cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật tháng 5/2021 (Chủ đề: Phòng, chống tham nhũng)
Quản trị viên
2021-04-27T14:38:50+07:00
2021-04-27T14:38:50+07:00
https://pbgdpl.tayninh.gov.vn/vi/news/thi-tim-hieu-pl-hang-thang/cau-hoi-cuoc-thi-viet-tim-hieu-phap-luat-thang-5-2021-chu-de-phong-chong-tham-nhung-334.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Tây Ninh
https://pbgdpl.tayninh.gov.vn/uploads/logo-tu-phap.png
Thứ ba - 27/04/2021 14:38
Câu 1 (Chọn đáp án đúng). Mỗi cán bộ, đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, phải có trách nhiệm nêu gương về đạo đức, lối sống, tác phong trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào?
a. Ði đầu trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
b. Sẵn sàng nhận và chịu trách nhiệm khi tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và quyết tâm sửa chữa, khắc phục.
c. Kiên quyết không nhận quà biếu với động cơ vụ lợi dưới mọi hình thức; không để cho người thân lợi dụng quyền hạn và ảnh hưởng của mình để trục lợi.
d. Các trách nhiệm trên.
Câu 2 (Chọn đáp án đúng). Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
a. Lợi dụng tổ chức giao lưu, liên hoan, gặp mặt, chúc mừng trước, trong và sau mỗi kỳ đại hội, hội nghị, kỳ họp hoặc các dịp mít tinh, kỷ niệm ngày truyền thống, khai giảng, bế giảng hoặc khi cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm, luân chuyển, thuyên chuyển công tác,... để ăn uống, "tiệc tùng", tặng, nhận quà, với động cơ vụ lợi.
b. Lợi dụng việc tổ chức cưới hỏi, ma chay, giỗ, tết, sinh nhật để "biếu xén", đưa tặng quà với động cơ vụ lợi, không trong sáng; tình trạng ăn uống, "chè chén" xa hoa, lãng phí, gây phản cảm trong dư luận xã hội.
c. Tổ chức đoàn xe đưa đón, khẩu hiệu, trải thảm, tặng quà và tổ chức ăn uống lãng phí khi có đoàn công tác đến địa phương, cơ quan, đơn vị, cơ sở.
d. Các hành vi trên.
Câu 3 (Chọn đáp án đúng). Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội về tham nhũng thuộc loại tội phạm nào sau đây?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng.
b. Tội phạm nghiêm trọng.
c. Tội phạm rất nghiêm trọng.
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 4 (Chọn đáp án đúng). Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt gì đối với người phạm tội về tham nhũng?
a. Hình phạt chính.
b. Hình phạt bổ sung.
c. Hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
d. Không áp dụng hình phạt tiền.
Câu 5 (Chọn đáp án đúng). Tịch thu tài sản không áp dụng đối với người bị kết án về loại tội phạm về tham nhũng nào?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng.
b. Tội phạm nghiêm trọng.
c. Tội phạm rất nghiêm trọng.
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 6. Có bao nhiêu biện pháp phòng, ngừa tham nhũng theo quy định của pháp luật? Hãy nêu cụ thể về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn? Đề nghị cho biết việc nhận quà và tặng quà tặng được quy định như thế nào? Đề nghị cho biết các lĩnh vực nào và thời hạn bao lâu mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ?
Câu 7. Xung đột lợi ích là gì? Các trường hợp nào được xem là xung đột lợi ích? Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích được thực hiện như thế nào? Cơ sở nào xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình?
Câu 8. Hình thức xử lý người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nếu để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách được quy định như thế nào? Quy định về áp dụng hình thức kỷ luật đối với các trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng như thế nào? Ai có trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới để xảy ra tham nhũng? Cơ quan báo chí, nhà báo, công dân, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có trách nhiệm như thế nào trong phòng, chống tham nhũng?
Tài liệu tham khảo:
- Quy định số 08-QĐi ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
- Quy định số 101-QĐi/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
- Quy định số 55-QĐi/TW ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên.
- Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
- Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Các văn bản khác có liên quan.
(Nguồn tham khảo: https://pbgdpl.tayninh.gov.vn).