Đáp án thi tìm hiểu pháp luật về Văn hóa, thể thao, du lịch quý II năm 2021

Thứ tư - 09/06/2021 10:39
Câu 1 (Chọn đáp án đúng nhất). Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:
a. Di sản văn hóa phi vật thể.
b. Di sản văn hóa vật thể.
c. Các loại di sản trên.
d. Không có loại di sản nào nêu trên.
Đáp án:
- Câu c.
- Điều 1 Luật Di sản văn hóa (số 10/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013).
- “Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Câu 2 (Chọn đáp án đúng nhất). Từ ngày 01/6/2021, người có hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
a. Phạt cảnh cáo.
b. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
d. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Đáp án:
- Câu b.
- Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo quy định về “Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa”.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
 

Câu 3 (Chọn đáp án đúng nhất). Các loại khách du lịch gồm:
a. Công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
b. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
c. Công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
d. Tất cả các đối tượng trên.
Đáp án:
- Câu d.
- Điều 10 Luật Du lịch năm 2017 quy định về “Các loại khách du lịch”.
1. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
2. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
3. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
4. Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Câu 4 (Chọn đáp án đúng nhất). Khách du lịch có hành vi không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
a. Phạt cảnh cáo.
b. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đáp án:
- Câu b.
- Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định về “Vi phạm quy định về nghĩa vụ của khách du lịch”.
- “Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch”.
Câu 5 (Chọn đáp án đúng nhất). Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành “cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch” thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
a. Phạt cảnh cáo.
b. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
d. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đáp án:
- Câu c.
- Điểm c Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định về “Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành”.
- Khoản 3 “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây”:
Điểm c “Cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch”.
Câu 6. Đề nghị cho biết Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể gồm những loại hình nào? Di vật là gì? Cổ vật là gì?Bảo vật quốc gia là gì? Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là gì? Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ di tích? Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các biện pháp nào?
Đáp án:
Ý 1. Đề nghị cho biết Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể gồm những loại hình nào?
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ – CP quy định di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
- Tiếng nói, chữ viết;
- Ngữ văn dân gian;
- Nghệ thuật trình diễn dân gian;
- Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
- Lễ hội truyền thống;
- Nghề thủ công truyền thống;
- Tri thức dân gian.
Khoản 2 Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ – CP quy định di sản văn hóa vật thể bao gồm:
- Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);
- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Ý 2. Di vật là gì? Cổ vật là gì?Bảo vật quốc gia là gì? Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là gì?
Khoản 5 Điều 4 Luật Di sản văn hóa hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 quy định: Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Khoản 6 Điều 4 Luật Di sản văn hóa hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 quy định:Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Khoản 7 Điều 4 Luật Di sản văn hóa hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 quy định: Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Khoản 8 Điều 4 Luật Di sản văn hóa hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 quy định: Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác.
Ý 3. Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì?
Điều 12 Luật Di sản văn hóa hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 quy định Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:
1. Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội;
2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
Ý 4. Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ di tích?
Điều 13 Luật Di sản văn hóa hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 quy định Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
2. Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
4. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài;
5.  Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
Ý 5. Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các biện pháp nào?
Điều 17 Luật Di sản văn hóa hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 quy định: Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các biện pháp sau đây:
1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể.
2. Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.
3. Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể.
5. Đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 7. Để phát triển du lịch cần phải đảm bảo các nguyên tắc nào? Nhà nước đề ra chính sách gì để phát triển du lịch? Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch được quy định như thế nào? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch? Có bao nhiêu loại hình lưu trú du lịch?
Đáp án:
Ý 1. Để phát triển du lịch cần phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Điều 4 Luật Du lịch năm 2017 quy định nguyên tắc phát triển du lịch như sau:
1. Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.
2. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.
3. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
4. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
5. Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch.
Ý 2. Nhà nước đề ra chính sách gì để phát triển du lịch?
Điều 5 Luật Du lịch năm 2017 quy định chính sách phát triển du lịch như sau:
1. Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
3. Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;
b) Lập quy hoạch về du lịch;
c) Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;
d) Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;
b) Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;
c) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;
d) Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác;
đ) Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;
e) Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;
g) Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.
5. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch.
Ý 3. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch được quy định như thế nào?
Điều 6 Luật Du lịch năm 2017 quy định sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch như sau:
1. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
2. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
Ý 4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch?
Điều 9 Luật Du lịch năm 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch như sau:
1. Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.
3. Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.
4. Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.
5. Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
7. Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.
8. Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
9. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.
Ý 5. Có bao nhiêu loại hình lưu trú du lịch?
Điều 48 Luật Du lịch năm 2017 quy định các loại cơ sở lưu trú du lịch như sau:
1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Điều 21 Nghị định 68/2017/NĐ-CP quy định  các loại hình cơ sở lưu trú du lịch như sau:
1. Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.
a) Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;
b) Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;
c) Khách sạn ni: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;
d) Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.
2. Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
3. Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
7. Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
Câu 8. Sản phẩm du lịch nào có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch? Biện pháp bảo đảm an toàn nào khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch? Đề nghị cho biết các mức phạt đối với hành vi phạm phạm quy định về kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch? Hành vi vi phạm quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ lưu trú du lịch sẽ bị phạt như thế nào?
Đáp án:
Ý 1. Những trường hợp nào tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được quyền từ chối khách du lịch và hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ?
Khoản 1 Điều 53 Luật Du lịch năm 2017 quy định Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như sau:
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có quyền sau đây:
a) Từ chối tiếp nhận khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch hoặc khi cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch;
b) Hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch.
Ý 2. Sản phẩm du lịch nào có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch?

Điều 8 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch, gồm:
Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch khi có một hoặc một số hoạt động sau đây:
1. Bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù; đu dây mạo hiểm hành trình trên cao.
2. Đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác.
3. Lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay.
4. Thám hiểm hang động, rừng, núi.
Ý 3. Biện pháp bảo đảm an toàn nào khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch?

Điều 9 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch như sau:
1. Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
2. Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.
3. Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp.
4. Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
5. Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
Ý 4. Đề nghị cho biết các mức phạt đối với hành vi phạm phạm quy định về kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch?
Điều 15 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch có các mức phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo trước khi bắt đầu kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án cứu hộ, cứu nạn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không phổ biến các quy định về bảo vệ an toàn cho khách du lịch;
b) Không hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm du lịch;
b) Không bố trí, sử dụng huấn luyện viên hoặc kỹ thuật viên hoặc hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp theo quy định;
c) Không cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch theo quy định.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra.
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục kinh doanh sau khi cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các biện pháp bảo đảm an toàn nhưng chưa thực hiện theo quy định.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 8 Điều này.
Ý 5. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ lưu trú du lịch sẽ bị phạt như thế nào?
Điều 11 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ lưu trú du lịch sẽ bị phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo về việc bổ sung, hoàn thiện đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
b) Không có giường hoặc đệm hoặc chiếu hoặc chăn hoặc gối theo quy định;
c) Không có khăn mặt hoặc khăn tắm theo quy định;
d) Không thay bọc đệm hoặc chiếu hoặc bọc chăn hoặc bọc gối khi có khách mới;
đ) Không thay khăn mặt hoặc khăn tắm khi có khách mới.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có tủ thuốc cấp cứu ban đầu đối với bãi cắm trại du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có tối thiểu 10 buồng ngủ đối với khách sạn hoặc không có phòng ngủ đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch hoặc không có khu vực lưu trú cho khách đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê hoặc không có khu vực dựng lều, trại đối với bãi cắm trại du lịch;
b) Không có quầy lễ tân đối với khách sạn hoặc khu vực tiếp khách đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch hoặc khu vực đón tiếp khách đối với tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, bãi cắm trại du lịch theo quy định;
c) Không có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng hoặc khách sạn bên đường theo quy định;
d) Không có bếp hoặc phòng ăn hoặc dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường, tàu thủy lưu trú du lịch; không có bếp đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê theo quy định;
đ) Không có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày đối với khách sạn, biệt thự du lịch, nhà nghỉ du lịch; không có nhân viên bảo vệ trực khi có khách đối với bãi cắm trại du lịch theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nhà vệ sinh theo quy định.
5. Các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm d khoản 3 và khoản 4 Điều này./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập175
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm174
  • Hôm nay2,017
  • Tháng hiện tại68,619
  • Tổng lượt truy cập4,015,402
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây