Trách nhiệm của gia đình và công dân trong thực hiện bình đẳng giới

Thứ hai - 06/12/2021 04:06 5.828 0
(Ảnh: Nguồn Báo Bình Định)
(Ảnh: Nguồn Báo Bình Định)
    Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để thực hiện bình đẳng giới. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới vẫn còn xảy ra khá phổ biến ở một số lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có vấn đề định kiến giới đối với phụ nữ và trẻ em gái.
      Vấn đề này trở thành mối quan tâm của xã hội khi mà những thách thức mang tính văn hóa đã ăn sâu từ trong lịch sử tạo thành định kiến, cách nhìn và những chuẩn mực, quy định, ràng buộc gây nhiều áp lực đối với phụ nữ.
      Nhiều gia đình vẫn mang nặng tư tưởng "trọng nam khinh nữ", con trai luôn có quyền nhiều hơn, được ông bà, cha mẹ yêu thương, bênh vực hơn chị em gái. Việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa chủ yếu dạy con gái làm; áp đặt những việc không tên trong gia đình lên vai người phụ nữ, biến thời gian giải quyết việc nhà thành thời gian làm việc không được trả lương.
     Thay vì chú trọng phát triển khả năng cá nhân của con cái thì nhiều cha mẹ mặc định, con trai phải hướng ngoại, phải học những nghề dành cho nam giới, còn con gái thì hướng nội và chỉ chọn những việc nhẹ nhàng phù hợp với thể chất… Chính vì quan điểm này, nhiều gia đình, nhất là ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số thường chỉ đầu tư giáo dục cho con trai. Cách phân biệt đối xử này đã làm gia tăng tình trạng bỏ học sớm ở trẻ em gái vùng nông thôn, miền núi…
      Nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; Luật Bình đẳng giới đã quy định gia đình phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới; giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình; chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn; đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
     Công dân nam, nữ có trách nhiệm học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới; thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới; phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới; giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.
     Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự./.
                                                                       Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay5,321
  • Tháng hiện tại174,007
  • Tổng lượt truy cập3,340,847
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây