Bình đẳng giới trong gia đình

Thứ hai - 06/12/2021 02:43 2.257 0
(Ảnh: Nguồn http://sovhtt.hanoi.gov.vn)
(Ảnh: Nguồn http://sovhtt.hanoi.gov.vn)
     Ở nước ta, vấn đề bình đẳng giới luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và được đánh giá là động lực, mục tiêu phát triển quốc gia. Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội.
     Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện gia đình ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của phụ nữ. 
     Theo điều tra của Liên hợp quốc, tại Việt Nam, khoảng 60% phụ nữ từng kết hôn cho biết đã trải qua bạo lực tại một số thời điểm trong đời. Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng xâm hại, bạo lực đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái vẫn diễn biến phức tạp và đang là vấn đề gây bức xúc toàn xã hội, trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái.
     Luật Bình đẳng giới ở nước ta quy định về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình như sau:
      - Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
       - Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
       - Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
      - Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
      - Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Các hành vi sau đây là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình:
     - Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
    - Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.
    - Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
    - Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính.
   - Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định
     Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới; giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình; chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn; đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác./.
                                                                              Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay3,094
  • Tháng hiện tại3,094
  • Tổng lượt truy cập2,995,418
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây