Tài liệu tuyên truyền về phòng, chống mại dâm

Thứ năm - 25/03/2021 13:48
(Ảnh: Nguồn https://baothanhhoa.vn)
(Ảnh: Nguồn https://baothanhhoa.vn)
Mại dâm bắt nguồn từ tiếng Latinh: "bày ra để bán".
Trong Xã hội học và Tội phạm học: mại dâm là việc trao đổi sự thỏa mãn tình dục để lấy tiền hoặc bất cứ một giá trị vật chất nào.
          PL VN: Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm.
Như vậy, Mại dâm, hay mua bán dâm, là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi lấy tiền bạc, vật chất hoặc một số quyền lợi và ưu đãi nào đó.
Tùy theo văn hóa và luật pháp ở từng quốc gia, mại dâm có thể là hợp pháp hay bất hợp pháp, là tội phạm, hoặc là một ngành kinh doanh có quản lý.
Tổng doanh thu hàng năm của mại dâm trên toàn cầu ước tính là trên 100 tỷ USD.
Trong tổng số 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 20 nước xem mại dâm là hợp pháp, 41 nước không có bộ luật cấm mại dâm nhưng có các bộ luật khác để cấm các hoạt động như nhà chứamôi giới, quảng cáo mua bán dâm... Khoảng 160 quốc gia còn lại đã ra những văn bản luật cấm các hình thức mại dâm.
Tại khu vực châu Á, tất cả các quốc gia (trừ Bangladesh) đều coi mại dâm là bất hợp pháp (mại dâm ở Thái Lan là bất hợp pháp).
Trong 30 năm, mại dâm từng là hợp pháp ở Thụy Điển, nhưng từ năm 1998 đã bị xem là bất hợp pháp, sau khi nước này xét thấy hợp pháp hóa mại dâm càng khiến nó lan tràn ngoài tầm kiểm soát, trong khi tổn hại về giá trị đạo đức xã hội lại quá lớn.
Luật pháp các nước CanadaIcelandBắc AilenNa Uy và Pháp coi việc mua dâm là hành vi bạo hành giới và sẽ phạt nặng người mua dâm.
Nhà xã hội học Pháp Émile: “Mại dâm cũng giống như nạn tự sát, là dấu hiệu của một xã hội rối loạn kỷ cương và suy đồi về đạo đức”.
Karl Marx và Lenin: Mại dâm là sự buôn bán xác thịt con người, phản ánh sự tha hóa đạo đức và áp bức bóc lột xuyên suốt lịch sử từ chế độ nô lệphong kiến cho tới chủ nghĩa tư bản, là điều cần phải xóa bỏ trong chủ nghĩa xã hội vốn chú trọng đạo đức và công bằng.
Liên Hiệp Quốc trong "Công ước ngăn chặn mua bán người và nạn khai thác mại dâm" quy định những hoạt động mua dâm, ép buộc người khác bán dâm là tội ác.
Công ước về quyền phụ nữ kêu gọi ngăn chặn mọi hình thức buôn bán và khai thác mại dâm từ phụ nữ.
Báo cáo năm 2009 của Liên Hiệp Quốc cho thấy 79% nạn nhân của bọn buôn người là để phục vụ mại dâm, và mại dâm đã được coi là "chế độ nô lệ lớn nhất trong lịch sử".
Công ước về trấn áp buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác quy định: mại dâm và tệ nạn đi kèm với nó là buôn bán người vì mục đích mại dâm là trái với nhân phẩm, giá trị con người và đe dọa đến hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Các tổ chức nữ quyền: mại dâm thể hiện sự thống trị của nam giới với phụ nữ, là kết quả của các trật tự xã hội gia trưởng, trong đó phụ nữ bị coi là công cụ thỏa mãn dục vọng cho nam giới. 
Năm 2016, Pháp thông qua luật trừng phạt nặng khách mua dâm. Lý giải nguyên nhân Pháp lựa chọn chính sách này thay vì hợp pháp hóa mại dâm, bà Bộ trưởng Các vấn đề xã hội Pháp cho hay: "Chúng tôi không thể chấp nhận những việc làm kiểu tùy tiện vui thú trên cơ thể người phụ nữ. Hợp pháp hóa hoạt động mại dâm khiến nhiều người cho rằng, cơ thể phụ nữ luôn sẵn sàng để làm trò tiêu khiển cho đàn ông".
Bà Yael - Chủ tịch Hiệp hội Phái nữ Tự do và nhà khoa học chính trị cho biết: Ở những nước công nhận mại dâm là một nghề và các nhà chứa được coi như là những cơ sở kinh doanh thì nạn buôn bán phụ nữ diễn ra rất kinh khủng, vì có cầu ắt có cung. Có thể nhìn thấy điều này các nước ĐứcÚcTây Ban NhaHà Lan. Việc buôn bán phụ nữ này không khác gì chế độ buôn bán nô lệ ngày xưa".
Mại dâm và tâm lý xã hội
Theo nhà tâm lý học Sigmund Freud, do tâm lý "ham của lạ" của đàn ông nên nhiều đàn ông không thể thỏa mãn ham muốn tình dục chỉ với người đàn bà mà họ gắn bó (vợ/người yêu). Họ cần một "ảo giác dâm dục" để đạt được sự hứng thú, đó là tâm lý "chiếm hữu thật nhiều con giống cái" của "con đực" còn sót lại từ thời nguyên thủy, nếu đạo đức và lý trí của người đàn ông không đủ chế ngự thì nó sẽ bộc lộ ra. Tình yêu, sự gắn bó với vợ khiến họ không có được ảo giác này nên họ muốn tìm đến gái mại dâm. Vì vậy, đối với nhóm đàn ông này, đàn bà chia làm hai loại: một loại để yêu thương và bảo vệ, còn loại kia chỉ là công cụ để thỏa mãn nhục dục.
Có một số người cho rằng mại dâm giúp "giải quyết nhu cầu sinh lý", vì vậy cần hợp pháp hóa mại dâm và cho rằng nên coi đây là một "nghề bình thường". Nhưng chính những người này cũng sẽ không muốn lấy một người bán dâm làm vợ/chồng; và cũng không muốn người trong gia đình mình đi mua/bán dâm. Như vậy, thực ra trong suy nghĩ của những người này, họ vẫn coi mại dâm là một việc xấu và gia đình của họ cần tránh xa, việc họ cổ vũ hợp pháp hóa mại dâm chủ yếu là để bản thân họ không bị pháp luật trừng phạt khi mua dâm
Giáo sư xã hội học Lê Thị Quý cho rằng: lý do "giải quyết nhu cầu sinh lý" để biện hộ cho hành vi mua bán dâm chủ yếu là sự ngụy biện của những người "khuyết tật về mặt nhận thức, tình cảm”, bởi "tình dục là hoạt động thiêng liêng khi con người có sự hòa hợp về tinh thần, tình cảm, cảm xúc. Ngược lại, khi mua bán dâm, người ta đã bỏ tiền ra để mua vui trên thân xác phụ nữ mà không tính đến các yếu tố tình cảm, gây hệ lụy xấu cho gia đình, xã hội".
Mại dâm trong các tôn giáo:
Tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều lên án mại dâm, coi đây là tội lỗi làm nhơ bẩn phẩm giá con người và các giá trị đạo đức mà xã hội cần hướng tới.
- Với Hồi giáo, mại dâm là trọng tội, có thể bị tử hình.
- Trong Sách giáo lý của Thiên Chúa ghi: "Mại dâm làm tổn thương phẩm giá của kẻ tham gia. Mại dâm là một tai họa cho xã hội."
- Các nhà kinh điển Nho giáo thì dạy: Người xưa có nói: "Nơi nguy hiểm nhất là ở trên giường ngủ và chốn ăn nhậu. Phải cẩn thận mà tránh." 
- Trong Phật giáo, mại dâm bị khép vào tội "Tà dâm".
Trong kinh Phật, Phật khuyên không nên làm 06 nghề ác, trong đó có nghề buôn bán người, bao gồm hai loại: buôn nô lệ lao động khổ sai - là mãi nô, buôn xác thịt phục vụ dâm dục - là mãi dâm.
Mại dâm sẽ gây ra một nghiệp rất lớn, kẻ mua bán, chứa chấp, cổ xúy mại dâm không thể tránh khỏi nhận lãnh quả báo dù ở kiếp này hay kiếp sau theo nguyên lý "Nhân quả tuần hoàn, Tất có báo ứng".
Ngục Bùn phân nước tiểu - cho kẻ bán dâm, 
Ngục cho chuột cắn xé tinh hoàn - cho kẻ mua dâm.
Ngục Bửa sọ - cho kẻ cổ xúy mại dâm
Khi đầu thai sẽ bị đưa vào súc sinh giới vô tri chỉ biết sống theo bản năng, đúng như nguyên tắc "Gieo Nhân nào gặt Quả nấy". Nếu phạm tội nặng (con đưa cha đi mua dâm, mẹ ép con bán dâm, già cả đi mua dâm kẻ đáng tuổi cháu chắt...) thì sẽ đọa vào A Tì địa ngục, vĩnh viễn không được siêu sinh.
Những ngộ nhận
  • Mại dâm là nghề lâu đời nhất thế giới.
Sự thật: buôn bán nô lệ và chăn nuôi du mục mới là ngành nghề lâu đời nhất thế giới, và mại dâm được sinh ra từ chính nạn buôn nô lệ.
  • Mại dâm sẽ giải tỏa nhu cầu bản năng cho nam giới, giảm đi số vụ hiếp dâm.
Sự thật: mại dâm càng phổ biến thì càng kích thích dục vọng của đàn ông, qua đó làm gia tăng nạn hiếp dâm. Ví dụ: bang Nevada (bang duy nhất ở Mỹ cho hợp pháp mại dâm) cũng là bang có tỷ lệ hiếp dâm cao nhất nước Mỹ.
  • Mại dâm chỉ là sự "trao đổi cá nhân" mang tính tự nguyện, bán dâm cũng là "lao động", nghiêm cấm mại dâm là "vi phạm tự do cá nhân".
Sự thật: Hành vi gây phương hại tới xã hội thì không thể xem là "lao động", cũng không thể lấy "tự do cá nhân" hoặc "trao đổi tự nguyện" để biện minh cho hành vi này.
  • Các nước tiên tiến đều hợp pháp hóa mại dâm. Sự thật: trong số 40 nước có GDP đầu người cao nhất thế giới, chỉ có 05 nước (và một số bang của Úc) hợp pháp hóa mại dâm, 35 nước còn lại đều cấm mại dâm ở các mức độ khác nhau. 15 nước hợp pháp hóa mại dâm còn lại phần lớn đều là những nước nghèo có pháp luật lỏng lẻo, tội phạm lũng đoạn chính quyền và nạn buôn người diễn ra công khai.
  • Những người ủng hộ hợp pháp hóa mại dâm vì cho rằng như vậy là "nhân văn, hiện đại". Sự thật: Những người ủng hộ hợp pháp hóa mại dâm nhiệt tình nhất cũng sẽ ngay lập tức thay đổi thái độ nếu một nhà thổ (dù là hợp pháp) được đặt cạnh nhà họ, hoặc nếu vợ con họ cũng đi bán dâm. Như vậy thực ra trong thâm tâm họ vẫn ý thức mại dâm là điều có hại.
  • Nhu cầu tình dục là tự nhiên, do đó mại dâm luôn tồn tại như một hình thức tự nhiên. Sự thật: Hầu hết những người đàn ông mua dâm có các đối tác tình dục khác (vợ, người tình...), họ mua dâm vì "ham của lạ" chứ không phải vì thiếu thốn tình dục. Hơn nữa, nhu cầu tình dục hoàn toàn khác với các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, hít thở... Những người đàn ông được giáo dục tốt sẽ biết cách kiềm chế bản năng tình dục và sẽ không mua dâm ngay cả khi họ không có bạn tình, tiêu biểu như Thụy Điển hay Canada, chỉ 7% nam giới nước này từng mua dâm.
  • Người đàn ông mua dâm vì không có vợ hoặc người vợ không thỏa mãn tình dục cho họ. Sự thật: Theo khảo sát năm 2010 ở Mỹ, chỉ có 15% đến gái mại dâm vì không có kết nối cảm xúc hoặc cam kết hôn nhân.
  • Mại dâm là sự giải phóng tình dục. Sự thật: Mại dâm là sự khai thác, bóc lột tình dục, thể hiện sự bạo hành giới.
  • Không thể xóa bỏ được mại dâm, các cố gắng để xóa bỏ tệ nạn mại dâm là vô ích. Sự thật: Tại Thụy ĐiểnLiên Xô (cũ) và một số quốc gia khác nghiêm cấm mại dâm rất nghiêm khắc, chính phủ chú trọng phúc lợi và công bằng xã hội, và mại dâm ở các nước này gần như bị triệt tiêu.
  • Hợp pháp hóa mại dâm giúp loại bỏ tội phạm và buôn người. Sự thật: hợp pháp hóa chỉ mang lại lợi ích cho chủ chứa, bọn buôn người và khách làng chơi. Gái mại dâm vẫn chỉ là một món hàng, không hơn.
  • Hợp pháp hoá mại dâm sẽ giúp kiểm soát nó tốt hơn, hạn chế mua bán dâm lén lút và bệnh hoa liễu. Sự thật: việc dỡ bỏ các điều luật cấm nghiêm khắc sẽ càng làm gia tăng mại dâm lén lút. Gái bán dâm sẽ không chịu đăng ký hành nghề mà vẫn sẽ làm chui để khỏi bị công khai danh tính và nộp thuế. Cùng với đó sẽ kéo theo nạn làm giả giấy phép, đưa hối lộ và mại dâm trẻ emBệnh hoa liễu theo đó cũng gia tăng.
  • Hợp pháp hóa mại dâm mang lại khoản thuế lớn cho nhà nước. Sự thật: chi phí quản lý mại dâm luôn cao gấp nhiều lần khoản thuế thu được, chủ chứa và gái mại dâm sẽ luôn tìm cách để trốn thuế. Những khu vực mại dâm hợp pháp sẽ dẫn tới việc gia tăng tội phạm, làm sụt giảm các hoạt động thương mại và giá bất động sản địa phương.
  • Mại dâm ở Thái Lan do chính phủ điều hành và được tổ chức tốt để giảm tác hại. Sự thật: mại dâm ở Thái Lan chính thức là bị cấm, nhưng vẫn hoạt động công khai do được các tổ chức mafia bảo kê, và nước này có tỷ lệ nhiễm AIDS và hiếp dâm cao hàng đầu châu Á.
* Tác hại của mại dâm:
Tác hại về sức khỏe
Một người bán dâm thường có quan hệ tình dục với hàng ngàn lượt khách mua dâm, nên tỉ lệ lây nhiễm HIV cũng như truyền bệnh cho nhau là rất cao.
Ngay cả khi có sử dụng các biện pháp an toàn tình dục thì khả năng mắc bệnh hoa liễu khi mua bán dâm vẫn rất cao.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh như Chlamydiaviêm gannấmsùi mào gà... lây nhiễm rất phức tạp qua cả đường miệng, quần áo, khăn tắm, ga đệm... nên bao cao su cũng không thể phòng tránh. Nhiều bệnh như lậu mủHerpes sinh dụcHPV... dù không chết người nhưng sẽ để lại di chứng lâu dài và nặng nề (nhất là khi mang thai sẽ lây cho đứa con).
Tổn thương tinh thần
Rối loạn nhân cách ranh giớirối loạn thần kinh chức năng tình dục nặng đến mức hoàn toàn mất khả năng cảm nhận bất kỳ một cảm hứng tình dục cá nhân nào trong lĩnh vực riêng tư. Nhiều gái mại dâm trở nên chai sạn, không còn tin tưởng và thậm chí trở nên căm thù đàn ông, cho rằng tất cả đàn ông đều là những kẻ xấu xa ích kỷ, chỉ biết thỏa mãn dục vọng bản thân và chuyên lừa dối vợ con.
Tác hại về xã hội
- Có sự móc nối chặt chẽ giữa mại dâm với buôn ma túy, cùng sự tham gia của các dạng tội phạm khác, đặc biệt là cướp tài sản, buôn người và rửa tiền.
- Hành vi tình dục của con người bị mất hết những giá trị thiêng liêng và khuôn khổ đạo đức, trở thành thứ bản năng giống như thú vật.
- Tại các nước phương Đông vốn chú trọng tinh thần và bản sắc dân tộc, mại dâm là hành vi sỉ nhục, xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc, gây hoen ố hình ảnh văn hóa quốc gia và là nỗi hổ thẹn cho toàn đất nước. Suốt từ Chiến tranh thế giới thứ hai tới nay, hai dân tộc Trung Quốc và Triều Tiên vẫn không nguôi nỗi nhục khi phụ nữ của họ trở thành gái điếm phục vụ cho lính Nhật.
- Ở cấp độ gia đình, việc người vợ/chồng có hành vi mua/bán dâm sẽ gây ra nguy cơ lây nhiễm bệnh hoa liễu, HIV cho bạn đời, tỷ lệ ly hôn tăng dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội khác như tỷ lệ trẻ em bỏ học tăng, tội phạm vị thành niên tăng...
* Ở nước ta hiện nay:
Xuất hiện những đối tượng và hình thức hoạt động mại dâm mới: Gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng internet, facebook,...
Tình trạng người mại dâm sử dụng ma túy có xu hướng gia tăng.
Đối tượng mua dâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau, trong đó đối tượng không có nghề nghiệp ổn định, làm ăn tự do: 75,7%, doanh nghiệp: 20%; cán bộ, công nhân viên chức: 3%.
80% đối tượng chủ chứa, môi giới có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi.
* PL VN nghiêm cấm hoạt động mại dâm và các hành vi có liên quan đến mại dâm: Chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; cưỡng bức bán dâm; môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm…
- Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu TNHS.
- Người  mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Người có hành vi mua bán người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Đối với cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm ngoài việc bị xử phạt hành chính hoặc bị TCTNHS còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan để giáo dục và xử lý kỷ luật. Trong thời gian bị xử lý kỷ luật không được đề cử, ứng cử, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
- Người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Các biện pháp phòng, chống mại dâm:
- Tuyên truyền, giáo dục.
- Kinh tế-xã hội.
- Hành chính, hình sự.
- Các biện pháp khác để phòng, chống mại dâm.
- Kết hợp chặt chẽ các biện pháp phòng, chống mại dâm với  phòng, chống ma tuý và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.
* Trách nhiệm phòng, chống mại dâm:
- Mọi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham gia phòng, chống mại dâm.
- Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp:
+ Uỷ ban nhân dân các cấp lập kế hoạch phòng, chống mại dâm hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực cho công tác phòng, chống mại dâm; chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống mại dâm; báo cáo kết quả thực hiện công tác này với Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
+ Hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Chính phủ về công tác phòng, chống mại dâm tại địa phương.
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống mại dâm tại địa phương do mình quản lý.
- Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận:
+ Phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, vận động, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm;
+ Giáo dục thành viên của tổ chức mình thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm;
+ Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm;
+ Tham gia giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm để giúp người bán dâm hoà nhập cộng đồng./.
Anh Tuyết
 

- Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong phòng, chống mại dâm:
+ Tổ chức thực hiện phòng, chống mại dâm tại địa phương; lập hồ sơ, thống kê, phân loại đối tượng, cơ sở kinh doanh dịch vụ để có biện pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm;
+ Tổ chức thực hiện việc quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người bán dâm và những người có hành vi liên quan đến mại dâm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
+ Khi nhận được thông tin, tố giác phải kịp thời xem xét, xử lý và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khi có yêu cầu.
+ Lập kế hoạch phòng, chống mại dâm hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực cho công tác phòng, chống mại dâm; chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống mại dâm; báo cáo kết quả thực hiện công tác này với Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
+ Trong trường hợp cần thiết, thành lập thanh tra liên ngành để thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm ở địa phương.
+ Tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trong nước.
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống mại dâm tại địa phương do mình quản lý./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập84
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm81
  • Hôm nay2,674
  • Tháng hiện tại69,276
  • Tổng lượt truy cập4,016,059
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây