Bảo vệ người lao động cao tuổi

Thứ sáu - 16/04/2021 14:50
(Ảnh: Nguồn http://baochinhphu.vn)
(Ảnh: Nguồn http://baochinhphu.vn)
     Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 01/4/2019, tổng số dân của Việt Nam là trên 96 triệu người, trong đó, số người cao tuổi chiếm trên 11% của tổng số dân. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi.
     Vào năm 1960, tuổi thọ bình quân của dân số thế giới là 48,0 tuổi, trong khi đó, tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam là 40,0 tuổi, thấp hơn tuổi thọ bình quân của thế giới 08 tuổi. Như vậy, nếu tính theo mức tăng tuổi thọ bình quân cao nhất là 0,1 tuổi/năm thì cần khoảng 80 năm để tuổi thọ bình quân của Việt Nam tăng lên bằng mức chung của thế giới.
     Tuy nhiên, năm 2019, tuổi thọ bình quân của dân số thế giới là 72,0 tuổi, nhưng tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã là 73,6 tuổi, cao hơn tuổi thọ bình quân của thế giới 1,6 tuổi. Nếu cũng tính theo mức tăng tuổi thọ bình quân cao nhất là 0,1 tuổi/năm thì Việt Nam đã già hóa dân số hơn thế giới khoảng 16 năm. Như vậy tổng thời gian dân số Việt Nam già hóa nhanh so với mức chung của Thế giới là khoảng 96 năm.
     Kết quả tổng điều tra năm 2019 cho thấy, trong 10 năm qua, tỷ số phụ thuộc chung của nước ta tăng 2,4 điểm phần trăm, chủ yếu là do tăng nhóm dân số già từ 65 tuổi trở lên. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2030, cứ 06 người dân thì có hơn 01 người cao tuổi.
Thực tế hiện nay cho thấy, một bộ phận người cao tuổi ở nước ta vẫn đang làm việc để kiếm sống và trong tương lai, người cao tuổi vẫn phải tiếp tục làm việc.
     Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cao tuổi, Bộ luật lao động năm 2019 quy định người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
     Khi sử dụng người lao động cao tuổi, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
     Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
     Luật Người cao tuổi cũng quy định nghiêm cấm các hành vi lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi; ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi./.
                                                                           Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập95
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm94
  • Hôm nay2,566
  • Tháng hiện tại69,168
  • Tổng lượt truy cập4,015,951
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây