Tìm hiểu Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân

Thứ hai - 09/08/2021 01:32 1.594 0
(Ảnh: Nguồn https://myaloha.vn)
(Ảnh: Nguồn https://myaloha.vn)
     Vào 02 ngày 06 và 09/8/1945, Mỹ đã ném 02 quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật làm 210 nghìn người thiệt mạng.
    Sức phá hủy ghê gớm của bom nguyên tử hay các loại vũ khí hạt nhân nói chung đã dấy lên một làn sóng phản đối trên toàn thế giới. Vì vậy, nhằm hạn chế và tiến tới cấm sản xuất, thử nghiệm, sử dụng vũ khí hạt nhân, thế giới đã chọn ngày 06 tháng 8 hằng năm là Ngày Chống vũ khí hạt nhân.
    Trong ngày này, nhiều tổ chức đấu tranh vì hòa bình nỗ lực hành động để ngăn chặn; đồng thời yêu cầu những quốc gia sở hữu hạt nhân phải có thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân; kêu gọi giải quyết các mâu thuẫn, xung đột bằng đàm phán hòa bình,...
   Gần 25 năm sau vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) ra đời. Ngày 01 tháng 6 năm 1968 được chọn là ngày khởi đầu tiến trình tham gia ký kết Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Hiệp ước này được thiết lập nhằm mục đích hạn chế việc sở hữu các loại vũ khí hạt nhân. Hiệp ước NPT được 190 nước phê chuẩn và là một trong các hiệp ước nhận được sự ủng hộ rộng rãi nhất trên thế giới.
Hiệp ước thường được tóm tắt thành ba nguyên tắc trụ cột, gồm: Không phổ biến, Giải giới và Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hoà bình
   Ngày 02/12/2009, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 29 tháng 8 làm Ngày Quốc tế chống thử nghiệm hạt nhân với mục đích nâng cao nhận thức và giáo dục về những tác động của các vụ thử hạt nhân và sự cần thiết phải chấm dứt những vụ thử như vậy, đồng thời xem đây là một trong những biện pháp để đạt được mục tiêu bảo đảm thế giới không có vũ khí hạt nhân.
   Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ đối với việc triển khai Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) cân bằng trên cả ba trụ cột; tham gia tất cả các nỗ lực của quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm các hiệp ước toàn cầu và khu vực; tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về các biện pháp bảo đảm an toàn và đã thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Hội đồng bảo an.
   Trước những mối đe dọa khủng khiếp của vũ khí hạt nhân, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực hành động để ngăn chặn; đồng thời yêu cầu những quốc gia sở hữu hạt nhân phải có thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện Hiệp ước NPT; kêu gọi giải quyết các mâu thuẫn, xung đột bằng đàm phán hòa bình./.
                                                        Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,564
  • Tháng hiện tại84,271
  • Tổng lượt truy cập2,943,021
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây