Chung tay bảo vệ tầng ozone

Thứ năm - 12/08/2021 05:17 2.166 0
(Ảnh: Nguồn https://upanh123.com)
(Ảnh: Nguồn https://upanh123.com)
     Tầng ozone là một lớp trong tầng bình lưu của Trái Đất, nó như một tấm lọc của khí quyển Trái đất, có vai trò chặn đến 99% các bức xạ tia cực tím từ Mặt trời, giúp cho bề mặt Trái đất cũng như các sinh vật sống hạn chế tối đa các bức xạ nguy hiểm. Nếu tầng ozone bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất, con người có nguy cơ mắc bệnh ung thư da, thực vật sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần.
     Tháng 10/1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozone trên không trung Nam Cực xuất hiện một “lỗ thủng” rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức lại phát hiện tầng khí ozone ở vùng trời Bắc Cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozone ở Bắc Cực cũng sẽ bị thủng. Lỗ hổng này gây ra bởi các khí làm suy giảm tầng ozone được sử dụng trong các bình xịt và hệ thống làm mát (như tủ lạnh và máy điều hòa không khí) có nguy cơ làm tăng các trường hợp ung thư da và đục thủy tinh thể và làm hư hại thực vật, mùa màng và các hệ sinh thái.
    Năm 1985, các nước đã thông qua Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ozone. Đây là khuôn khổ pháp lý quốc tế đầu tiên về bảo vệ tầng ôzôn mở đường cho các nước triển khai một loạt hành động mạnh mẽ cắt giảm triệt để các chất làm suy giảm tầng ozone sau này. 
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone ra đời vào năm 1987 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1989. Đây là một hiệp ước quốc tế được ban hành để bảo vệ tầng ozone bằng biện pháp loại bỏ hoạt động sản xuất tạo ra các chất thải làm suy giảm tầng ozone.
    Năm 1994, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 16 tháng 9, ngày ký kết Nghị định thư Montreal, để kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng ozone. Với thông điệp kêu gọi tất cả các quốc gia có những hành động thiết thực giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những nước sớm gia nhập Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal kể từ tháng 01/1994, cam kết tuân thủ các quy định của Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal. Hơn 27 năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động giảm thiểu khí thải nhà kính thích ứng với biến đổi khí hậu.
   Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường ở nước ta, hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozone là một trong những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích.
Để quản lý các chất làm suy giảm tầng ozone, Luật quy định ưu tiên xây dựng, thực hiện chính sách, kế hoạch quản lý, giảm thiểu, loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ozone; cấm sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất và tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ozone theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
   Hàng năm, các Bộ, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động mít tinh kêu gọi người dân chung tay bảo vệ tầng ozone bằng cách thay đổi hành vi tiêu dùng; không dùng máy điều hòa sử dụng môi chất lạnh HCFC-22 có giá thành thấp; giảm bao bì bằng nhựa xốp...; đối với các doanh nghiệp, không nên lắp mới các thiết bị dùng HCFC mà nên sử dụng công nghệ tiên tiến ngay từ đầu để tránh phải chuyển đổi công nghệ, việc này là bắt buộc theo lộ trình quốc tế đã thông qua./.
                                                                                        Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay4,737
  • Tháng hiện tại118,281
  • Tổng lượt truy cập2,977,031
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây