Quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm

Chủ nhật - 28/03/2021 22:16 990 0
(Ảnh: http://giocaodiem.qtv.vn)
(Ảnh: http://giocaodiem.qtv.vn)
      Pháp lệnh Phòng chống mại dâm năm 2003 quy định các nội dung quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm bao gồm: Ban hành và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật và kế hoạch phòng, chống mại dâm; tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm; tổ chức và quản lý các cơ sở chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm; thống kê về phòng, chống mại dâm; huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống mại dâm; nghiên cứu và áp dụng khoa học phục vụ công tác phòng, chống mại dâm; tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác liên quan đến mại dâm; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm; hợp tác quốc tế về phòng, chống mại dâm; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
    Theo Pháp lệnh, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Công an phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác phòng, chống mại dâm.
     Tại địa phương, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm ở địa phương.
     Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp lập kế hoạch phòng, chống mại dâm hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực cho công tác phòng, chống mại dâm; chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống mại dâm; báo cáo kết quả thực hiện công tác công tác phòng, chống mại dâm với Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, riêng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo công tác này với Chính phủ; tổ chức kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm, trong trường hợp cần thiết, thành lập thanh tra liên ngành để thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm ở địa phương.
     Riêng, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện phòng, chống mại dâm tại địa bàn cấp xã; lập hồ sơ, thống kê, phân loại đối tượng, cơ sở kinh doanh dịch vụ để có biện pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; tổ chức thực hiện việc quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người bán dâm và những người có hành vi liên quan đến mại dâm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
     Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống mại dâm tại địa phương do mình quản lý./.
                                                                                                                     
AnhTuyết
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay2,437
  • Tháng hiện tại106,819
  • Tổng lượt truy cập3,099,143
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây