Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm.

Chủ nhật - 28/03/2021 22:10 1.356 0
(Ảnh: Nguồn http://www.ninhthuan.gov.vn)
(Ảnh: Nguồn http://www.ninhthuan.gov.vn)
     Mại dâm là một vấn đề xã hội khó giải quyết không chỉ ở nước ta mà hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Tệ nạn mại dâm, các tội phạm liên quan đến mại dâm như chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên, đặc biệt là hành vi mua bán người vì mục đích mại dâm gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội, sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc dư luận.
     Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, trong năm 2020, số người bán dâm được các cơ quan chức năng thống kê (qua xử phạt vi phạm hành chính; hỗ trợ xã hội; y tế,...) là 3.915 người, số người bán dâm ước tính là 10.510 người. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn do đây là một hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, biến động, tinh vi và trá hình của nó. Toàn quốc hiện có 76.037 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, trong đó có 42.335 cơ sở lưu trú, 17.462 nhà hàng, karaoke và mát-xa, 154 vũ trường.
     Phương thức hoạt động mại dâm chủ yếu là lợi dụng các loại hình kinh doanh dịch vụ như mát-xa, karaoke, cà phê,...; hoặc thông qua các công ty tổ chức sự kiện, công ty dịch vụ trá hình để hoạt động mại dâm; sử dụng internet để môi giới, điều hành hoạt động mại dâm; các chủ chứa mại dâm tránh giao dịch trực tiếp, không gặp khách lạ, liên lạc với khách mua dâm qua đối tượng môi giới là bảo vệ, lễ tân, phục vụ phòng buồng của khách sạn, nhà nghỉ tạo thành một “ê kíp” khép kín, thủ đoạn tinh vi để tránh sự phát hiện, xử lý của các cơ quan chức năng.
     Việc xuất ngoại để bán dâm đang có chiều hướng gia tăng vì đây là thị trường tiềm năng và đem lại thu nhập khá lớn nên đối tượng tìm mọi cách “lách luật” đi theo các tour du lịch; kèm theo đó là tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài vì mục đích mại dâm.
Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 quy định nghiêm cấm các hành vi: Mua dâm; bán dâm; chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; cưỡng bức bán dâm; môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm và các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật.
     Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm. Mọi hành vi mại dâm, liên quan đến hoạt động mại dâm phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Nhà nước thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kinh tế - xã hội, hành chính, hình sự và các biện pháp khác để phòng, chống mại dâm; kết hợp chặt chẽ các biện pháp phòng, chống mại dâm với phòng, chống ma tuý và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS./.
                                                                                                          Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay4,689
  • Tháng hiện tại106,167
  • Tổng lượt truy cập3,098,491
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây