Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 quy định các hành vi nào bị nghiêm cấm khi bán hàng đa cấp?

Thứ bảy - 16/09/2023 23:59 524 0
    Bán hàng đa cấp là hoạt động bán hàng hóa thông qua mạng lưới cá nhân tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó cá nhân tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của cá nhân khác trong mạng lưới.
    Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta đã có rất nhiều hoạt động kinh doanh đa cấp bị biến tướng gây ra hậu quả xấu, ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp chân chính; thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân; gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, bức xúc trong xã hội. 
    Ngày 20/6/2023, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, thay thế Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2018.
    Theo đó, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 quy định nghiêm cấm tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi sau: Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, quy định nghiêm cấm tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi sau: Yêu cầu người khác phải đặt cọc, nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia bán hàng đa cấp; cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, cá nhân tham gia bán hàng đa cấp; kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; tổ chức hoạt động giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với dịch vụ hoặc hình thức khác không phải là mua bán hàng hóa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp không dựa trên giao dịch mua bán hàng hóa.
    Bên cạnh đó, Luật cũng quy định nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
    Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy định khác của pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng; người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân có liên quan. Người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, bằng chứng về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh./.
Hoàng Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay3,903
  • Tháng hiện tại108,993
  • Tổng lượt truy cập3,101,317
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây