Chung tay bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thứ hai - 13/06/2022 04:43 463 0
Ảnh: Nguồn internet
Ảnh: Nguồn internet
     Gian lận thương mại nói chung và sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng có chiều hướng gia tăng, nhất là khi nền kinh tế nước ta đang trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. Hàng loạt các vụ vi phạm như hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… làm thiệt hại đến lợi ích kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng đã được lực lượng chức năng phát hiện, xử lý.
     Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân quan tâm nhiều hơn. Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, được sửa đổi, bổ sung năm 2018; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1035/QĐ-TTg công nhận ngày 15 tháng 3 là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2025... đã góp phần vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
     Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định người tiêu dùng có quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; quyền tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình...
     Tuy nhiên, bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Luật để chủ động bảo vệ sức khỏe, tính mạng của chính bản thân mình và góp phần đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật, như: lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn...
     Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm; đối với cá nhân, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đối với tổ chức, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm thì có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; cá nhân, tổ chức vi phạm nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
     Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2022 với chủ đề “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới" là thông điệp khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội và đất nước.
     Để nâng cao việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bên cạnh sự vào cuộc từ phía cơ quan chức năng, người tiêu dùng cũng cần hết sức cẩn trọng, cảnh giác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, góp phần tạo môi trường kinh doanh tiêu dùng an toàn, lành mạnh, nâng cao giá trị đời sống cho người dân và tạo động lực phát triển bền vững cho nền kinh tế nước ta trong thời kỳ bình thường mới./.
                                          Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay3,330
  • Tháng hiện tại25,415
  • Tổng lượt truy cập3,366,391
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây