Bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên không gian mạng

Thứ năm - 25/05/2023 03:58 264 0
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Không gian mạng là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Trong xã hội ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận vai trò và lợi ích của không gian mạng, nhất là mạng internet đối với đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, mặt trái của không gian mạng nói chung và mạng internet nói riêng cũng đặt ra không ít những thách thức trong việc bảo vệ trẻ em bởi môi trường không gian mạng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rủi ro, mất an toàn đối với trẻ.
Đặc biệt, việc các bậc phụ huynh thường chụp hình hoặc thậm chí là quay clip về con cái của mình đăng lên mạng, thấy rõ con mặc đồng phục của trường gì, lớp nào hoặc những bức ảnh chụp gia đình có định vị vị trí, các bức ảnh thời nhỏ nhạy cảm… khi bị rơi vào tay kẻ xấu có thể đẩy trẻ đứng trước nguy cơ bị bắt cóc hoặc bị khai thác thông tin sử dụng vào mục đích xấu.
Luật Trẻ em ở nước ta quy định nghiêm cấm hành vi công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em như tên, tuổi; hình ảnh cá nhân; thông tin về trường, lớp, kết quả học tập… mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng và cũng phải được bảo vệ trên không gian mạng.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em; cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.
Anh Tuyết
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay5,978
  • Tháng hiện tại74,030
  • Tổng lượt truy cập3,066,354
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây