Đáp án cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật tháng 3/2021

Thứ hai - 29/03/2021 15:07
Nguồn từ internet
Nguồn từ internet
Câu 1. (Chọn đáp án đúng nhất). Tổ chức thanh niên bao gồm:
a. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
b. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
c. Hội Sinh viên Việt Nam.
d. Các tổ chức khác của thanh niên được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật
e. Các tổ chức trên.
          Đáp án:
          - Câu e.
          - Khoản 1 Điều 27 Luật Thanh niên năm 2020.
          - “Tổ chức thanh niên gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật”.
Câu 2 (Chọn đáp án đúng nhất). Tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên Việt Nam và tổ chức thanh niên nhằm đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là:
a. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
b Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
c. Hội sinh viên Việt Nam.
d. Các tổ chức trên.
Đáp án: 3đ.
          - Câu b.
          - Khoản 1 Điều 29 Luật Thanh niên năm 2020.
- “Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên Việt Nam và tổ chức thanh niên nhằm đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 3 (Chọn đáp án đúng nhất). Tháng Thanh niên là tháng nào?
a. Tháng 3 hàng năm.
b. Tháng 6 hàng năm.
c. Tháng 9 hàng năm.
d. Tháng 12 hàng năm.
Đáp án:
- Câu a.
- Khoản 1 Điều 9 Luật Thanh niên năm 2020.
- “Tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên. Tháng Thanh niên được tổ chức nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên”.

Câu 3 (Chọn đáp án đúng nhất). Các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm được quy định trong Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015?

a. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
c. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
d. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
e. Các hành vi trên.
Đáp án: 3đ.
- Câu e.
- Khoản 1,2,3,4 Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 “Các hành vi bị nghiêm cấm”.
- “Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
2. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự”.
(Giải thích thêm cho bạn đọc rõ, nội dung này không tính điểm:
Tại Khoản 5 và 6 Điều 10 còn nghiêm cấm 02 hành vi là: “Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật” và “Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ”).

Câu 5 (Chọn đáp án đúng nhất). Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị trong trường hợp nào sau đây?

a. Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ.
b. Thôi phục vụ tại ngũ.
c. Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
d. Các trường hợp trên.
Đáp án: 3đ.
- Câu d.
- Khoản 1 Điều 7 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.
- “Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
b) Thôi phục vụ tại ngũ;
c) Thôi phục vụ trong Công an nhân dân”.
Câu 6. Độ tuổi của thanh niên được quy định như thế nào? Luật quy định thanh niên có trách nhiệm gì? Nhà nước có những chính sách nào đối với thanh niên?
Trả lời:
Ý 1.  Độ tuổi của thanh niên được quy định như thế nào?
Điều 1 Luật Thanh niên năm 2020 quy định: Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Ý 2. Luật quy định thanh niên có trách nhiệm gì?
Chương II của Luật quy định trách nhiệm của thanh niên từ Điều 12 đến Điều 15, cụ thể như sau: 
Điều 12. Trách nhiệm đối với Tổ quốc
1. Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.
3. Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Điều 13. Trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội
1. Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân
2. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
3. Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
4. Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
5. Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
6. Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Điều 14. Trách nhiệm đối với gia đình
1. Chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
2. Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình.
3. Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.
Điều 15. Trách nhiệm đối với bản thân
1. Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.
2. Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn.
3. Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động.
4. Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng, chống bệnh tật; không lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không sử dụng ma túy, chất gây nghiện và chất kích thích khác mà pháp luật cấm; phòng, chống tác hại từ không gian mạng.
5. Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Ý 3. Nhà nước có những chính sách nào đối với thanh niên?
Chương III của Luật Thanh niên năm 2020 quy định về chính sách của Nhà nước đối với thanh niên từ Điều 16 đến Điều 26, cụ thể như sau:
Điều 16. Chính sách về học tập và nghiên cứu khoa học
1. Bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và tạo điều kiện cho thanh niên tham gia nghiên cứu khoa học.
2. Ban hành và bảo đảm thực hiện các chương trình giáo dục đạo đức, lý tưởng, truyền thống dân tộc, lối sống văn hóa, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên.
3. Có chính sách tín dụng, học bổng, miễn, giảm học phí cho thanh niên theo quy định của pháp luật.
4. Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
5. Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo của thanh niên; tham gia đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng cần thiết khác cho thanh niên.
Điều 17. Chính sách về lao động, việc làm
1. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động cho thanh niên; giáo dục kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp cho thanh niên; bảo đảm thanh niên không bị cưỡng bức, bóc lột sức lao động.
2. Tạo điều kiện để thanh niên có việc làm; tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo phù hợp với từng vùng, miền, gắn với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
3. Tạo điều kiện cho thanh niên được vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn tín dụng hợp pháp khác để tự tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Điều 18. Chính sách về khởi nghiệp
1. Giáo dục, đào tạo kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho thanh niên.
2. Cung cấp thông tin về thị trường; hỗ trợ pháp lý, khoa học và công nghệ, xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng khoa học và công nghệ.
4. Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; khuyến khích thành lập quỹ khởi nghiệp cho thanh niên theo quy định của pháp luật
Điều 19. Chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
1. Tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho thanh niên; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS; phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh xã hội khác và các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của thanh niên.
2. Bảo đảm cho thanh niên được cung cấp thông tin, tiếp cận dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho thanh niên.
Điều 20. Chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao
1. Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động và sáng tạo trong văn hóa, thể dục, thể thao.
2. Tạo điều kiện cho thanh niên tích cực tham gia giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức và bảo vệ sự an toàn của thanh niên trên không gian mạng.
4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao cho thanh niên.
Điều 21. Chính sách về bảo vệ Tổ quốc
1. Bảo đảm cho thanh niên được giáo dục quốc phòng và an ninh, tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Bảo đảm cho thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, Dân quân tự vệ; tham gia quân nhân dự bị và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân theo quy định của pháp luật.
3. Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Chính sách đối với thanh niên xung phong
1. Thanh niên xung phong là lực lượng xung kích của thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục, đào tạo, rèn luyện thanh niên và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Nhà nước ban hành chính sách để thanh niên xung phong thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tham gia dự án phát triển kinh tế - xã hội được Nhà nước giao;
b) Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;
c) Tham gia sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên;
d) Các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước bảo đảm điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho tổ chức thanh niên xung phong khi thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao.
4. Thanh niên xung phong được hưởng chế độ, chính sách trong và sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 23. Chính sách đối với thanh niên tình nguyện
1. Thanh niên tình nguyện là thanh niên tự nguyện tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nhà nước ban hành chính sách đối với thanh niên tình nguyện như sau:
a) Tạo lập các kênh thông tin để thanh niên được tiếp cận và tham gia hoạt động tình nguyện;
b) Xây dựng chương trình, dự án đưa thanh niên tình nguyện về làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo;
c) Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 24. Chính sách đối với thanh niên có tài năng
1. Nhà nước có chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ đối với thanh niên có tài năng.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện chính sách đối với thanh niên có tài năng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Điều 25. Chính sách đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số
1. Ưu tiên cho thanh niên là người dân tộc thiểu số về học tập, lao động, việc làm, khởi nghiệp, chăm sóc sức khỏe, thể dục, thể thao.
2. Hỗ trợ thanh niên là người dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu.
3. Ưu tiên lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng và đưa vào quy hoạch để tạo nguồn lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức là thanh niên người dân tộc thiểu số trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.
4. Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức ưu tiên tuyển dụng thanh niên là người dân tộc thiểu số.
Điều 26. Chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
1. Bảo đảm hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật.
2. Ưu tiên, tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với khả năng và lứa tuổi để phát triển toàn diện.
3. Đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với lứa tuổi.
4. Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần; bảo đảm các biện pháp hỗ trợ và can thiệp để thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được sống an toàn, lành mạnh.
5. Bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự theo quy định của pháp luật.
6. Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
7. Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
8. Chính phủ quy định cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu 7. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vị trí và vai trò như thế nào? Tổ chức xã hội có trách nhiệm gì trong công tác thanh niên? Tổ chức kinh tế có trách nhiệm gì trong công tác thanh niên? Gia đình có trách nhiệm gì trong công tác thanh niên? Cơ sở giáo dục có trách nhiệm gì trong công tác thanh niên?

Trả lời:

Ý 1. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vị trí và vai trò như thế nào?

Theo Điều 28 Luật Thanh niên năm 2020 quy định về tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh như sau:
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên và tổ chức thanh niên; tổ chức hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm giám sát và phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên theo quy định của pháp luật; tổng hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của thanh niên đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm tham gia, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan trong quá trình xây dựng, tuyên truyền và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện các hoạt động đối ngoại thanh niên.

Ý 2. Tổ chức xã hội có trách nhiệm gì trong công tác thanh niên?

Điều 32 Luật Thanh niên năm 2020 quy định các tổ chức xã hội có trách nhiệm trọng công tác thanh niên như sau:
- Vận động thành viên của mình tạo điều kiện để thanh niên học tập, lao động, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, phát triển thể lực, trí tuệ; bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên trong xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
- Phối hợp với tổ chức thanh niên chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.
- Hỗ trợ các nguồn lực theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức xã hội nhằm phát triển thanh niên.

Ý 3. Tổ chức kinh tế có trách nhiệm gì trong công tác thanh niên?

Điều 33 Luật Thanh niên năm 2020 quy định về trách nhiệm của các tổ chức kinh tế trong công tác thanh niên như sau:
1. Bảo đảm môi trường, điều kiện làm việc an toàn; cung cấp đầy đủ kiến thức, thông tin về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là thanh niên.
2. Quan tâm chăm lo đời sống của người lao động là thanh niên; hỗ trợ để người lao động là thanh niên được học tập, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
3. Tạo điều kiện để tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành lập và hoạt động.
4. Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; đào tạo nghề, nghiệp vụ, kỹ năng sống; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về văn hóa, thể dục, thể thao cho thanh niên.

Ý 4. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm gì trong công tác thanh niên?

 Điều 34 Luật Thanh niên năm 2020 quy định về trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong công tác thanh niên như sau:
- Giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống lành mạnh cho thanh niên.
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh; thực hiện các biện pháp phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho thanh niên.
- Phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học; nâng cao năng lực tự học, kỹ năng thực hành; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.
- Tư vấn tâm lý về các vấn đề xã hội, tâm lý học đường; giáo dục kỹ năng sống, kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính, kỹ năng phòng, chống các bệnh học đường và tệ nạn xã hội cho thanh niên.
- Tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí và các hoạt động ngoại khóa khác.
- Tạo điều kiện để tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam thành lập và hoạt động.

Ý 5. Gia đình có trách nhiệm gì trong công tác thanh niên?

Điều 35 Luật Thanh niên năm 2020 quy định gia đình có những trách nhiệm sau đối với công tác thanh niên:
- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên; quan tâm, giáo dục, động viên và tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
- Tôn trọng quyền của thanh niên trong hôn nhân và gia đình; giáo dục giới tính, bình đẳng giới và các kiến thức cần thiết về hôn nhân và gia đình.
- Chăm lo, giáo dục thanh niên phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, nhân cách; có nếp sống văn hóa lành mạnh, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho thanh niên; giáo dục ý thức, kỷ luật lao động; tôn trọng, tạo điều kiện để thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm.
- Định hướng, tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận các nguồn thông tin an toàn và bảo vệ thanh niên trên môi trường không gian mạng.

Câu 8. Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định như thế nào? Nghĩa vụ quân sự là gì? Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm gì trong thực hiện nghĩa vụ quân sự? Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ quy định như thế nào? Nguyên tắc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định như thế nào? Đối tượng nào đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Trả lời:

Ý 1. Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định như thế nào?

Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ như sau:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Ý 2. Nghĩa vụ quân sự là gì?

Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định như sau:

“1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.”.

Ý 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm gì trong thực hiện nghĩa vụ quân sự?

Điều 5 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Ý 4. Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ quy định như thế nào?

Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ phục vụ tại ngũ như sau:

1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

Ý 5. Nguyên tắc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định như thế nào?

Điều 11 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

1. Đúng đối tượng, trình tự thủ tục, chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Thống nhất, công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân.
3. Quản lý chặt chẽ, nắm chắc số lượng, chất lượng, nhân thân của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
4. Mọi thay đổi về cư trú của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải được đăng ký và quản lý theo quy định của pháp luật.

Ý 6. Đối tượng nào đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:

1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm114
  • Hôm nay2,872
  • Tháng hiện tại69,474
  • Tổng lượt truy cập4,016,257
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây