Các nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai

Thứ tư - 13/10/2021 09:00
(Ảnh: nguồn: https://hanoimoi.com.vn)
(Ảnh: nguồn: https://hanoimoi.com.vn)
     Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa nằm ở một trong 05 ổ bão lớn của thế giới, hàng năm phải đối mặt với nhiều loại thiên tai xảy ra. Trong những năm gần đây, diễn biến thiên tai và thời tiết ở Việt Nam ngày càng có nhiều biểu hiện bất thường và phức tạp hơn. Biến đổi khí hậu và tình trạng trái đất ấm lên được cảnh báo sẽ làm cho thiên tai trở nên tồi tệ hơn trên phạm vi toàn cầu. Ở cấp độ quốc gia, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với sự gia tăng dân số càng làm gia tăng các nguy cơ, hiểm họa trước thiên tai.
      Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước đã xảy ra 17 trận động đất nhẹ; 32 trận mưa đá, dông lốc; 05 đợt không lạnh, gió mùa đông bắc trong đó đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất từ ngày 07-13/01/2021; 04 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 01 trận lũ quét tại Lào Cai và 08 vụ sạt lở bờ sông làm 08 người chết, 09 người bị thương; 15 căn nhà sập đổ hoàn toàn, 499 căn nhà bị hư hỏng, tốc mái, di dời khẩn cấp; 2.722 gia súc, gia cầm bị chết; 9.423 ha lúa, rau màu và 202 ha cây ăn quả bị thiệt hại; 1.246 m đường giao thông và 13.150 m3 đất đá, bê tông bị sạt lở; ước tính giá trị thiệt hại khoảng 28,2 tỷ đồng.
Để chủ động ứng phó với tình hình thiên tai ngày càng khốc liệt, Luật Phòng, chống thiên tai quy định các nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai như sau:
1. Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
2. Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
3. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
4. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
5. Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
6. Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
7. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai./.
                                                                                                  Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay688
  • Tháng hiện tại70,395
  • Tổng lượt truy cập4,017,178
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây