Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống cháy nổ

Thứ hai - 13/06/2022 16:17
Nguồn: INTERNET
Nguồn: INTERNET
          Theo các năm, số lượng các vụ cháy lớn không ngừng gia tăng, nếu cháy, nổ xảy ra ở những nơi khu dân cư đông người thì càng nguy hiểm hơn vì dễ dàng lan ra trên diện rộng, rất khó để thực hiện công tác chữa cháy. Cháy, nổ có nguy cơ cao gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng, sức khỏe con người.
           Để phòng chống cháy nổ, Nhà nước nghiêm cấm cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội; cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người, xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Các hành vi báo cháy giả; không báo cháy khi có điều kiện báo cháy, trì hoãn việc báo cháy; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người cũng bị nghiêm cấm.
          Bên cạnh đó, Nhà nước còn nghiêm cấm hành vi thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn và các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
          Người nào có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
          Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà để xảy ra cháy thì tuỳ theo tính chất, mức độ thiệt hại mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
           Người đứng đầu đơn vị phòng cháy và chữa cháy do thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chữa cháy để gây hậu quả nghiêm trọng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
          Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có thành tích trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật./.
Anh Tuyết

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay16
  • Tháng hiện tại70,831
  • Tổng lượt truy cập4,017,614
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây