Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi

Thứ năm - 27/10/2022 03:17 973 0
Nguồn: INTERNET
Nguồn: INTERNET
          Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2036, ở nước ta, nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm khoảng 14,17% tổng dân số, khi đó Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già. Tỷ lệ và số lượng người cao tuổi Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng trong những năm tới, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống người cao tuổi từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, đa số người cao tuổi không có tích lũy, thu nhập thấp; nhiều trường hợp sống độc thân, cô đơn không nơi nương tựa. 
          Trong số người cao tuổi tại Việt Nam, 73% không có lương hưu hay trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống và phải sống phụ thuộc vào con cái.
          Luật Người cao tuổi quy định cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.
          Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao trách nhiệm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi.
         Gia đình người cao tuổi có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng người cao tuổi.  
         Cá nhân có trách nhiệm kính trọng và giúp đỡ người cao tuổi.
         Nhà nước nghiêm cấm hành vi lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi; xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác.
          Nghiêm cấm hành vi không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi; lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi; ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật; ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi; trả thù, đe doạ người giúp đỡ người cao tuổi, người phát hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi./.
Anh Tuyết

 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay3,903
  • Tháng hiện tại108,477
  • Tổng lượt truy cập3,100,801
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây