Quyền của người khuyết tật và chính sách của Nhà nước về người khuyết tật

Thứ tư - 30/11/2022 21:16 958 0
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
              Ngày 03 tháng 12 đã được Liên hợp quốc công nhận là ngày quốc tế người khuyết tật. Đây là ngày lễ được tổ chức ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với mục đích công nhận những thành tựu, đóng góp của người khuyết tật trên toàn thế giới, đồng thời, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về quyền của người khuyết tật trong xã hội.
             Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác chăm lo cho người khuyết tật. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm ưu tiên bố trí nguồn lực và ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật, trợ giúp xã hội, bảo đảm các quyền của người khuyết tật và thúc đẩy sự tham gia của người khuyết tật vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
              Luật Người khuyết tật ở nước ta quy định người khuyết tật được tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; sống độc lập, hòa nhập cộng đồng; được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
              Bên cạnh đó, người khuyết tật phải thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
               Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.
              Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
             Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.
             Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
           Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
            Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.
            Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
            Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.
            Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.
         Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật Người khuyết tật và quy định khác của pháp luật có liên quan./.
Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay5,115
  • Tháng hiện tại19,598
  • Tổng lượt truy cập3,360,574
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây