Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai

Chủ nhật - 04/07/2021 22:10 458 0
(Ảnh: Nguồn https://www.ivivu.com)
(Ảnh: Nguồn https://www.ivivu.com)
     Từ đầu năm 2021 đến ngày 28/4/2021, cả nước đã xảy ra 17 trận động đất nhẹ, 32 trận mưa đá, dông lốc; 05 đợt không khí lạnh, gió mùa đông bắc, trong đó, đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất từ ngày 07 đến ngày 13/01/2021; 04 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó, 01 trận lũ quét tại Lào Cai và 08 vụ sạt lở bờ sông.
     Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai đã ban hành 01 Công điện và 16 văn bản chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương chủ động các biện pháp ứng phó với thiên tai.
  Thiên tai có thể gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.
     Vì vậy, nhằm chủ động phòng, chống để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định nghiêm cấm các hành vi sau đây:
       1. Lợi dụng thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và lợi ích khác của quốc gia; gây mất trật tự xã hội; xâm hại tài sản của Nhà nước và Nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng và thực hiện các hoạt động trái pháp luật khác.
         2. Phá hoại, làm hư hại, cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai.
       3. Vận hành hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện, cống, trạm bơm không đúng quy trình được phê duyệt, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo chỉ đạo của người có thẩm quyền.
       4. Thực hiện hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục, đặc biệt là chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sông, lòng sông, tạo vật cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản gây sạt lở bờ sông, bờ biển.
      5. Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
      6. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó khẩn cấp thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
      7. Lợi dụng thiên tai đầu cơ nâng giá hàng hóa, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để trục lợi, gây thiệt hại tới đời sống dân sinh.
      8. Sử dụng sai mục đích, chiếm dụng, làm thất thoát tiền và hàng cứu trợ; cứu trợ không kịp thời, không đúng đối tượng.
     9. Cố ý đưa tin sai sự thật về thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai.
    10. Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.
     Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; tổ chức vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.
                                                                                               Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm39
  • Hôm nay4,070
  • Tháng hiện tại126,452
  • Tổng lượt truy cập2,985,202
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây