Bình đẳng giới bắt đầu từ mái ấm gia đình

Thứ tư - 20/03/2024 03:02 33 0
Ảnh: Nguồn internet
Ảnh: Nguồn internet
Xây dựng quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, nhất là giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái là mục tiêu mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đang hướng tới.
Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới đã xác định gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mặc dù hiện nay người phụ nữ Việt Nam đã có vị trí quan trọng trong gia đình và xã hội nhưng vấn đề bất bình đẳng vẫn còn khá phổ biến. Một số chị em phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu, vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn còn tồn tại và xảy ra ở một số nơi…
Xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng phong kiến và Nho giáo với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đề cao vai trò và địa vị của nam giới, hạ thấp vai trò của phụ nữ, người phụ nữ bị trói buộc trong phạm vi gia đình và hoàn toàn bị lệ thuộc vào nam giới. 
Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu, bén rễ vào đời sống nhiều thế hệ. Hiện nay quan niệm này không còn nặng nề nhưng ở một số giai tầng và địa phương, sức ì vẫn còn khá mạnh. Những định kiến và chuẩn mực cũ xuất phát từ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” tồn tại lâu dài trong ý thức và quan niệm xã hội là trở ngại đối với việc thay đổi thái độ và hành vi của cán bộ và người dân, của phụ nữ và nam giới.
Điều 18 Luật Bình đẳng giới ở nước ta đã quy định: “Trong gia đình, vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình”.
Điều 13 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính;
b) Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;
b) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm;
c) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Ở nước ta, bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em được đối xử bình đẳng, là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình, tăng trưởng kinh tế đất nước; giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững.
Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cần bắt đầu từ vai trò của cả nam giới lẫn nữ giới, việc chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong xây dựng và duy trì gia đình là rất quan trọng, là nền tảng vững chắc để xây dựng gia đình hạnh phúc.
AT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay4,146
  • Tháng hiện tại35,607
  • Tổng lượt truy cập3,027,931
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây