09 nhóm nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mua bán người

Chủ nhật - 18/07/2021 21:04 928 0
(Ảnh: Nguồn http://nguoilambao.vn)
(Ảnh: Nguồn http://nguoilambao.vn)
     Tội phạm mua bán người ở nước ta xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trong cả nước với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp, được che giấu dưới các hình thức như tham quan, du lịch, lao động xuất khẩu, tổ chức kết hôn thông qua môi giới, nhận con nuôi… Nạn nhân của các vụ mua bán người thường chủ yếu làm nô lệ tình dục, lao động cưỡng bức, lấy nội tạng, bào thai, đẻ thuê… và không chỉ là phụ nữ và trẻ em như những năm trước đây, mà hiện nay, đối tượng của loại tội phạm này còn có cả nam giới và trẻ sơ sinh.
      Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị toàn dân; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong phòng, chống mua bán người; huy động nguồn lực trong nước, sự ủng hộ, hỗ trợ của các nước, tổ chức quốc tế và các tổ chức có liên quan. Thực hiện có hiệu quả các Đề án được giao trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, lồng ghép các biện pháp phòng, chống mua bán người với nội dung, nhiệm vụ của Đề án;
     Đồng thời, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân; kịp thời làm rõ và khắc phục những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm, giảm nguy cơ mua bán người; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán;
Ngày 09/02/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
     Chương trình đã đề ra 09 nhóm nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mua bán người như sau:
      1. Truyền thông về phòng, chống mua bán người.
      2. Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
      3. Truy tố và xét xử tội phạm mua bán người.
      4. Tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu và bảo vệ nạn nhân.
      5. Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
      6. Hoàn thiện chính sách, pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống mua bán người.
      7. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
     8. Xây dựng dữ liệu thống kê về công tác phòng, chống mua bán người.
    9. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác liên quan đến phòng, chống mua bán người.
     Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật chủ động tham mưu, xây dựng, ban hành kế hoạch  và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình./.
                                                                         Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập167
  • Hôm nay7,232
  • Tháng hiện tại16,442
  • Tổng lượt truy cập3,357,418
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây