Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

Thứ ba - 25/05/2021 08:26
(Ảnh: nguồn https://nhomkinhquangtrieu.com)
(Ảnh: nguồn https://nhomkinhquangtrieu.com)
      Trong cơ chế thị trường hiện nay, để giành được lợi thế cho mình, nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa phải phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Để xác lập và tiến hành giao dịch được thuận lợi, người tiêu dùng và doanh nghiệp phải cung cấp cho nhau những thông tin tối thiểu về mình như: tên, địa chỉ liên lạc, đối tượng giao dịch, địa chỉ giao hàng...
      Khi đó, người tiêu dùng luôn được khuyến khích cung cấp nhiều thông tin để thuận lợi hơn cho việc tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp. Những thông tin khách hàng cung cấp cho phép doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong giao dịch đó, đồng thời, cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng cũ của mình thông qua việc khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng sẵn có.
      Lưu trữ thông tin khách hàng chính là một phương thức để duy trì mối quan hệ bạn hàng ổn định cho nhà cung cấp, bảo đảm giữ vững thị phần của họ một cách tiết kiệm thay vì phải mở rộng quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm, doanh nghiệp chỉ cần dò tìm trong cơ sở dữ liệu sẵn có và liên lạc với khách hàng cũ.
      Đồng thời, để mở rộng thị phần, doanh nghiệp cũng cần điều tra, thu thập thông tin để đánh giá được thị hiếu, khuynh hướng mua sắm của khách hàng để từ đó có những điều chỉnh thích hợp đối với hoạt động kinh doanh của mình, nhất là trong việc hướng tới những khách hàng tiềm năng.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, được sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
      Nhưng do lợi nhuận, doanh nghiệp có thể sẽ chia sẻ thông tin khách hàng của mình cho nhau để cùng thu được lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, nếu việc tiết lộ hoặc chia sẻ thông tin khách hàng mà không được sự đồng thuận của họ, chính là vi phạm quyền riêng tư của người tiêu dùng.
     Vì vậy, để bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, được sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng; sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý; bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng; tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác; chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác./.
                                                                            Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập204
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm201
  • Hôm nay1,609
  • Tháng hiện tại68,211
  • Tổng lượt truy cập4,014,994
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây