Trách nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Thứ tư - 16/06/2021 14:13
    Ngày 16/11/2020, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC quy định chi tiết về trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
    Theo đó, Thông tư đã quy định trách nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án, cụ thể như sau:
    - Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, lập danh sách, xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm Hòa giải viên; cấp và thu hồi thẻ Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh mình theo quy định tại Thông tư số 04/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm; cấp và thu hồi thẻ Hòa giải viên.
   - Phân công công chức, người lao động tại các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án mình thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
   - Phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại đối với mỗi vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính.
   - Phân công Thẩm phán khác tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong trường hợp Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại tại Tòa án không thể tham gia vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
   - Phân công Thẩm phán xem xét ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án.
    - Trên cơ sở tài sản và kinh phí được Tòa án nhân dân tối cao phân bổ để giao kinh phí cho các đơn vị dự toán thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đúng quy định, sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí; hướng dẫn sử dụng, kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản và kinh phí; bố trí địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác để tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh mình.
  - Tổ chức việc hỗ trợ, hướng dẫn Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án mình.
  - Định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức rút kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại cho Hòa giải viên làm việc tại Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh mình.
  - Đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động của Hòa giải viên làm việc tại Tòa án mình.
  - Xem xét, giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh về việc buộc thôi làm Hòa giải viên đối với Hòa giải viên làm việc tại Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh mình.
  - Báo cáo về hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án của Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh mình.
  - Phối hợp với các cơ quan, tổ chức cùng cấp tại địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến Luật và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bằng các hình thức khác nhau.
  - Thực hiện và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ khác về hòa giải, đối thoại tại Tòa án mình theo quy định.
  Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
                                                                                                      KH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay724
  • Tháng hiện tại70,431
  • Tổng lượt truy cập4,017,214
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây