Phòng, chống HIV

Thứ tư - 01/02/2023 15:45
Nguồn: INTERNET
Nguồn: INTERNET
            Tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 10/2022, cả nước có 220.580 người nhiễm HIV hiện đang còn sống và 112.368 người nhiễm HIV đã tử vong. 
             Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong phòng, chống đại dịch nguy hiểm HIV/AIDS. Với kinh nghiệm hơn 30 năm phòng, chống HIV/AIDS và với kết quả đã đạt được, Việt Nam tự tin hướng tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) quy định người nhiễm HIV có quyền sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội; được điều trị và chăm sóc sức khỏe; học văn hóa, học nghề, làm việc; được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS; từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối và các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
           Bên cạnh đó, người nhiễm HIV phải có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác; thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình; thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
             Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hành động về phòng, chống HIV/AIDS. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS; tham gia và giám sát thực hiện biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức, thực hiện phong trào hỗ trợ về vật chất, tinh thần đối với người nhiễm HIV. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS. Gia đình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
           Nghiêm cấm cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác; đe dọa truyền HIV cho người khác; kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV, người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV; công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV, bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ các trường hợp pháp luật có quy định bắt buộc xét nghiệm HIV; truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác; từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV; từ chối mai táng, hỏa táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS; lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật và các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật./.                                                                                     
Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập98
  • Hôm nay2,579
  • Tháng hiện tại69,181
  • Tổng lượt truy cập4,015,964
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây