Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

Thứ năm - 05/01/2023 08:01
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
             Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đã đề ra mục tiêu của Đề án là thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; người có nguy cơ bị bạo lực và nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, can thiệp và hỗ trợ kịp thời nhằm ngăn ngừa bạo lực xảy ra và có cơ hội cải thiện nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; phấn đấu đến năm 2020 đạt các mục tiêu sau:
- Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và cộng đồng trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, chú trọng nhóm đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực, đối tượng dễ bị tổn thương do bạo lực trên cơ sở giới;
- 100% nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, hỗ trợ và can thiệp kịp thời;
- 50% người gây bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, tư vấn hoặc có hình thức xử lý phù hợp.
Tầm nhìn đến năm 2030, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và đảm bảo hệ thống dịch vụ về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn quốc hướng tới môi trường an toàn, bình đẳng, không bạo lực.
Để thực hiện các mục tiêu trên của Đề án, nhiệm vụ và giải pháp đề ra là:
- Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về chính sách pháp luật có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội.
- Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
- Triển khai các hoạt động phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới
- Triển khai các dịch vụ, mô hình hỗ trợ, can thiệp để phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới
- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm vận động nguồn lực, trao đổi kinh nghiệm với các nước, các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện Đề án./.
Anh Tuyết

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay778
  • Tháng hiện tại70,485
  • Tổng lượt truy cập4,017,268
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây