Đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng

Thứ ba - 09/03/2021 14:00
(Ảnh: Nguồn http://tuvangiayphepcao.com)
(Ảnh: Nguồn http://tuvangiayphepcao.com)
     Hiện nay, bên cạnh những mặt hàng bảo đảm an toàn về chất lượng, đầy đủ các thông tin về thành phần, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ… thì không ít người tiêu dùng cũng cảm thấy lo lắng khi trên thị trường xuất hiện nhiều loại hàng hóa không rõ nguồn gốc dẫn đến nguy cơ mất an toàn cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng. 
     Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm trên thế giới có khoảng 600 triệu người mắc bệnh và 420 nghìn người tử vong do sử dụng thực phẩm không an toàn.
     Riêng ở nước ta, từ năm 2010 đến năm 2019, có hơn 1.500 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 47 nghìn người mắc, hơn 270 người chết, hơn 40 nghìn người phải nhập viện điều trị. Trong năm 2020, cả nước xảy ra hơn 80 vụ với trên 02 nghìn người bị ngộ độc, trong đó có trên 20 người tử vong.
     Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo một số nguyên nhân dẫn đến mất an toàn thực phẩm, như: Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng rau, củ, quả; sử dụng thức ăn công nghiệp chứa hàm lượng kháng sinh cao trong chăn nuôi; quy trình bảo quản, chế biến thực phẩm gây mất an toàn thực phẩm…
     Để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, pháp luật nghiêm cấm các hành vi là nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm, như: sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm; sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm; sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm; sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm…
     Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả.
     Theo quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức, trừ một số trường hợp cụ thể do Nghị định này quy định.      Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung và có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.
     Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự, BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định người phạm tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩmcó thể bị phạt tiền (mức thấp nhất là 50 triệu đồng, cao nhất là đến 500 triệu đồng) hoặc phạt tù (mức thấp nhất là 01 năm, cao nhất lên đến 20 năm). Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
     Luật An toàn thực phẩm năm 2010, được sửa đổi, bổ sung năm 2018, quy định: người tiêu dùng thực phẩm có quyền được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm; yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.
     Tuy nhiên, bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định người tiêu dùng thực phẩm phải có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm; kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm./.
Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập107
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm105
  • Hôm nay2,743
  • Tháng hiện tại69,345
  • Tổng lượt truy cập4,016,128
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây