Cảnh giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Thứ năm - 25/05/2023 13:40
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
           Trong thời gian gần đây, tình tình tội phạm sử dụng công nghệ cao có chiều hướng gia tăng, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây lo lắng trong nhân dân.
           Lợi dụng nhận thức nói chung và sự am hiểu về công nghệ nói riêng của người dân còn hạn chế mà các đối tượng thực hiện nhiều hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
           Hầu hết các đối tượng đều có sự hiểu biết cao về công nghệ thông tin; phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng đa dạng và có chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch để thực hiện hành vi phạm tội; các đối tượng thường xuyên thay đổi thông tin cá nhân, số điện thoại, sử dụng tài khoản “ảo,” thay đổi địa bàn hoạt động gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh của cơ quan chức năng.
           Đối tượng kết bạn qua mạng xã hội với nạn nhân và hứa hẹn gửi quà có giá trị; sau đó, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nộp thuế hoặc lệ phí hải quan nhằm chiếm đoạt tiền của nạn nhân hoặc gửi tin nhắn qua Facebook, Zalo, Viber... thông báo trúng thưởng và đề nghị nộp phí để nhận thưởng.
            Đối tượng mạo danh cán bộ trong các cơ quan tư pháp như: công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện cho người dân, nói rằng họ có liên quan đến vụ án đang giải quyết và yêu cầu người dân chuyển số tiền lớn vào một tài khoản để điều tra. Thủ đoạn này khiến người dân lo sợ và chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp.
          Đối tượng mạo danh nhân viên nhà mạng, gọi điện thoại giới thiệu đang có chương trình “hỗ trợ chuyển đổi sim từ 3G lên 4G", hoặc đổi sim để nhận ưu đãi và hối thúc nạn nhân nâng cấp lên sim 4G nếu không sẽ không thể sử dụng. Đối tượng sẽ hướng dẫn chủ sim soạn tin theo cú pháp. Sau khi chủ sim thực hiện thao tác soạn và gửi tin nhắn, ngay lập tức sim số điện thoại đã bị đánh cắp. Sau khi chiếm quyền kiểm soát sim của người dùng, đối tượng dùng chính sim đó lấy mã OTP từ ngân hàng gửi về sử dụng các dịch vụ tín dụng, vay tiền online. Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất lên đến 20 năm hoặc phạt tù chung thân.
          Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.  

          Để chủ động phòng tránh các hoạt động lừa đảo trên không gian mạng, người dân phải nâng cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không thực hiện các giao dịch chuyển tiền, cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng qua điện thoại.
       Khi mua hàng qua mạng, cần sàng lọc, kiểm tra kỹ thông tin quảng cáo, rao bán về hàng hóa, danh tính người bán hàng, lựa chọn địa chỉ uy tín, hình thức thanh toán minh bạch; không nên chuyển tiền đặt cọc mua hàng khi không rõ thông tin, danh tính, địa chỉ người bán. Để tránh rủi ro, người mua cần trực tiếp đến cửa hàng hoặc địa chỉ người bán, kiểm tra hàng hóa trước khi mua.
         Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết./.
Anh Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập83
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm80
  • Hôm nay2,659
  • Tháng hiện tại69,261
  • Tổng lượt truy cập4,016,044
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây