Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ liên quan đến sử dụng rượu, bia

Thứ hai - 30/09/2024 09:05
Nguồn ảnh: Báo Tây Ninh
Nguồn ảnh: Báo Tây Ninh
Lái xe sau khi sử dụng rượu bia là hành động nguy hiểm. Chất cồn có trong rượu, bia sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây ảo giác, làm hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, giảm khả năng
định hướng và điều khiển vận động.  
   Thời gian qua, trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh ta nói riêng đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông thương tâm do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia gây ra. Theo văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở Việt Nam.
   Chất cồn trong rượu bia sẽ khiến não bộ xử lý thông tin chậm chạp, phản xạ có điều kiện theo đó cũng suy giảm làm tăng nguy cơ dẫn đến tai nạn. Chẳng hạn, khi thấy một người đi ngang đường bất ngờ cần phải phanh xe gấp, não của người lái xe sẽ mất một khoảng thời gian lâu hơn để đưa ra quyết định.
   Khi uống rượu bia, khả năng phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể như mắt, tay, chân bị ảnh hưởng. Những dấu hiệu của tình trạng này bao gồm đi đứng loạng choạng, ngồi không vững, thậm chí còn khó khăn để ngồi lên xe. 
   Tập trung là điều cần thiết để lái xe an toàn, tránh các sự cố va chạm. Uống rượu, bia dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người lái xe, mất tập trung khi lái xe rất dễ gây ra tai nạn.
   Uống rượu có thể làm tổn thương các mô của mắt từ giác mạc, kết mạc đến võng mạc và thần kinh thị giác gây giảm thị lực, thậm chí không điều khiển được mắt. Khi thị lực giảm, người lái xe không nhìn thấy rõ các vật thể xung quanh từ đó dễ gây tai nạn. 
   Khả năng phán đoán khi lái xe đóng vai trò rất quan trọng để giúp đưa ra các quyết định xử lý tình huống. Tuy nhiên, khi uống rượu, bia khả năng phán đoán giảm và dễ dẫn đến gặp sự cố khi lái xe.
   Lái xe sau khi uống rượu, bia là hành vi vi phạm pháp luật. Khoản 2 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
   Đối với người uống rượu, bia khi tham gia giao thông đường bộ, mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất[1] đối với người điều khiển ô tô là 40 triệu đồng, đối với người điều khiển xe mô tô và xe gắn máy là 08 triệu đồng, đối với người điều khiển xe đạp là 600.000 đồng; bên cạnh đó, người điều khiển ô tô, mô tô, xe gắn máy còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, thời hạn cao nhất đến 24 tháng.
   Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự; điểm b Khoản 2 và Khoản 5 Điều 260 quy định người phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
   Điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia là một hành vi nguy hiểm; người uống rượu, bia bị hạn chế rất lớn trong việc điều khiển các loại phương tiện giao thông nên rất dễ gây ra tai nạn giao thông. Chính vì thế, mỗi người dân chúng ta cần phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, “đã uống rượu bia thì không lái xe”./. 
Anh Tuyết
 
[1] theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không dân dụng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Theo dõi thi hành pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến Tây Ninh
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Cổng thông tin Tây Ninh
Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, trao đổi, hỏi đáp PL
Tài liệu tuyên truyền PL
Vụ phổ biến giáo dục PL
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập48
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay533
  • Tháng hiện tại67,135
  • Tổng lượt truy cập4,013,918
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây